Tất tần tật thông tin về con rươi bạn nên biết trước khi ăn
Con rươi được gọi là bách cước, trăm chân hay hòa trùng. Đây là một loài động vật chỉ có ở một số tỉnh nhất định như Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa hay Nghệ An. Đặc biệt, nó lại xuất hiện theo mùa nên không phải ai cũng biết.
Con rươi thuộc bộ giun đốt, có nhiều lông tơ, sống ở đáy pha cát vùng nước lợ. Nơi giáp giới của nước biển và nước ngọt. Thân chúng dài khoảng 7cm có nhiều đốt, chứa đầy các tế bào sinh dục. Hai bên có nhiều lông tơ để bơi. Khi sống, thân chúng mềm mềm, đủ màu như xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện. Khi tiết trời se lạnh là đến mùa sinh sản của động vật thân mềm này. Đến mùa rươi nổi lên mặt nước đục lờ lờ màu sữa. Các chất sinh dục này kết hợp lại thành trứng, phát triển thành con cho mùa năm sau.
Con rươi là gì?
Chúng trông gần giống một con đỉa lai con rết bởi vì cái thân hình nhũn nhũn nhưng có rất nhiều chân và có mùi tanh. Nhưng con vật đáng sợ này lại là một món ăn bổ dưỡng, và là đặc sản không phải mùa nào cũng có.
Theo PGS. TS Dương Trọng Hiếu (Hội Đông Y Việt Nam) cho biết: “Người ta chỉ bắt được rươi khi mà nó đang ở giai đoạn sinh sản như thế. Mà con rươi nó lại có đặc biệt khác với các động vật khác. Cơ lưng và cơ bụng của nó teo lại thành cái ống rỗng, và chỉ đựng các thành phần sinh dục thôi như là trứng hoặc tinh trùng. Lúc chúng ta bắt được, là nó như vậy. Cho nên khi nói về thành phần dinh dưỡng của rươi phải nói đến vai trò của hoocmon sinh dục.
Thịt rươi rất thơm ngon bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hon cả cua, tôm, ghẹ. Trong 100gr sẽ có 81,9gr nước, 12,4gr protid, 4,4gr lipid, cung cấp cho cơ thể được 92calo, không hề thua kém giá trị dinh dưỡng khi đem so với thịt bê non (trong 100gr thịt bê có 78,2gr nước, 20gr protid, 0,5gr lipid, cung cấp được 87calo). Ngoài ra, rươi còn chứa nhiều loại muối khoáng quan trọng với sức khỏe như calci, phospho, sắt, kẽm… Vì giá trị dinh dưỡng cao như vậy nên rươi thường để tẩm bổ rất tốt cho những người gầy, yếu, những người thiếu chất.
Chú ý khi làm rươi tránh ngộ độc
Do sống trong lớp cát phía dưới, bùn đất nên có thể bị ấu trùng, ký sinh, vi khuẩn bám xung quanh nó. Nếu như khâu 1 sơ chế làm lông, phải làm thật sạch để loại bỏ những vi khuẩn bám xung quanh nó. Cái thứ 2, khi nấu phải có gia vị là vỏ quýt (thanh bì). Thanh bì là vỏ quýt tươi, có nhiều người thường nhầm với trần bì (là vỏ quýt phơi khô để lâu năm rồi). Thanh bì có vị cay ấm, có tinh dầu mang tính chất sát khuẩn. Thanh bì sẽ làm dậy mùi rươi lên.
Cũng như nhiều người dân địa phương cùng chuyên gia cho biết, đặc sản này rất bổ, rất lành. Do sống trong môi trường tự nhiên, con rươi chỉ sống được trong môi trường sạch, không hóa chất nên đảm bảo yên tâm. Tuy nhiên thực tế lại không phải như vậy. Có một số trường hợp đã dị ứng với chả rươi. Dấu hiệu dị ứng là: cấp cứu trong tình trạng huyết áp tụt, khó thở, nôn nhiều, tiêu chảy, mất nước, toàn thân bị phù nề, chóng mặt.
Các loài nhuyễn thể nói chung, rươi nói riêng, sống dưới đáy bùn cát nên có nhược điểm là dễ nhiễm các chất độc từ môi trường. Đạm này lại rất dễ gây dị ứng nên nguy cơ ăn thịt con rươi bị ngộ độc là rất cao. Nhuyễn thể còn có thể là vật trung gian truyền bệnh như Ecoli, Samolena. Đặc biệt các nhuyễn thể khi chết dễ gây ra độc tố. Ăn phải con chết vừa không ngon mà còn dễ gặp phải ngộ độc, ăn rất nguy hiểm.
Cách bảo quản rươi tươi lâu nhất
Theo PGS. TS Dương Trọng Hiếu (Hội Đông Y Việt Nam) cho biết: “ Ở cái người nấu có kỹ thuật không? Có làm sạch rươi hay không? Tức người ta gọi là giai đoạn làm lông có sạch không? Thứ 2 là con sống thì nó an toàn nhưng khi bị lẫn một số con rươi chết vì khi nổi lên nó bị vỡ tung ra thành 2 mảnh đầu và đuôi. Khi nó chết rồi, bị ươn ăn dễ bị ngộ độc. Vì con gì ăn, khi ươn cũng dễ bị ngộ độc.
Trong quá trình bảo quản, chủ yếu bảo quản bằng lạnh. Một số người họ cho chúng dùng thuốc ngủ, sau đó làm lạnh. Sau khi mang đến nơi cung cấp, rươi tỉnh lại và sống như thường. Tuy nhiên, cần dùng loại thuốc ngủ rõ nguồn gốc, nếu không có thể làm cho người ăn bị ngộ độc vì các thuốc tác động vào nó.”
Đặc điểm riêng của rươi là chỉ rộ lên trong khoảng tháng 10 âm lịch nên muốn trữ lâu để bạn quanh năm thì phải trữ lạnh. Rươi phải được bảo quản trong tủ lạnh, với tủ thích hợp và môi trường lạnh được thoáng, vệ sinh sạch sẽ. Việc bảo quản lạnh quá lâu, không đúng quy trình, không hợp vệ sinh có thể khiến chúng nhiễm độc tố do vi khuẩn. Hay gặp là độc tố nhiễm tụ cầu gây tiêu chảy.
Nguyên nhân gây dị ứng khi ăn rươi
Việc bảo quản trong tủ lạnh để nhiều ngày khác không có đồ tươi vẫn có rươi ăn. Tuy nhiên, nhiều khi phương pháp bảo quản không tốt khiến chúng bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn. Điều này kết hớp với việc nấu không kỹ khiến cho chúng ta ăn bị ngộ độc. Thứ 2 là đạm con rươi nó khác đạm khác. Nó là dị nguyên gây ra những dị ứng cho người ăn.
Có người bị mẩn ngứa hết cả người, có người bị phù nề mặt. Bởi vậy, những người có cơ địa dị ứng thì không chỉ ăn rươi mà ăn những con khác có đạm lạ cũng rất dễ bị dị ứng. Đây là con vật rất hiếm được ăn, có khi 1 năm chỉ được ăn 1 lần, 2 lần. Bởi vậy, khi ăn nó rất dễ bị kích thích, gây ra các phản ứng dị ứng. Chúng lại sống ở bùn nên nó có thể nhiễm một số khuẩn gây tiêu chảy.
Dấu hiệu khi bị ngộ độc rươi
Ngộ độc từ con rươi có thể xuất hiện vài giờ hay nửa ngày sau khi ăn. Trường hợp cấp cứu sẽ xuất hiện khoảng 30 phút sau khi ăn gây sốc phản vệ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong. Do đó, ngay sau khi ăn rươi, nếu thấy có một số triệu trứng như nổi ban, mẩn ngữa, tê bì vùng lưỡi, miệng hoặc tê bì toàn bộ vùng mặt, chân tay, buồn nôn, tiêu chảy. Bạn cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở ý tế để được cứu chữa kịp thời.
Những người có tiền sử bị dị ứng với những thức ăn giàu đạm như hải sản nên thận trọng trước các món ăn rươi hấp dẫn. Nên tránh hẳn món rươi nếu cơ thể đã từng bị ngộ độc. Vì cơ thể phản ứng mạnh với dị nguyên gây ngộ độc sẽ làm tăng lần ngộ độc kế tiếp nặng và nguy hiểm hơn lần ngộ độc trước. Để thưởng thức được các món ăn ngon từ con rươi, hạn chế tối đa nguy cơ ngộ độc thì việc sơ chế, chế biến đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Làm sạch rươi: Bạn cần làm sạch lông. Vì lông chúng có thể gây ngứa, rát cổ họng. Khi mua về, bạn nên đổ vào rổ nan dày, ngâm nước ấm 50*C. Dùng đũa khuấy nhẹ, để chúng không vỡ ruột và cặn bã, chất bẩn trong đó nổi lên trên. Vớt rươi ra rửa lại bằng nước lạnh nhiều lần cho sạch và để ráo nước. Sau đó, bạn cho vào bát to, đánh nhuyễn cùng các gia vị, nguyên liệu khác.
Cách chọn con rươi ngon:
Muốn chọn được con tươi ngon, bạn cần phải chọn những con thân to, đỏ, còn bò khỏe. Chọn những con bên trên, vì những con bên dưới thường đã yếu, vỡ bụng, mùi tanh, hôi. Con màu xanh, thân nhỏ bò yếu thường là rươi non hoặc sắp chết.
Cách chế biến: Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau: rươi nấu măng, rán – kho – xào củ niễng hay làm mắm. Nhưng ngon và phổ biến nhất là món chả rươi đúc trứng và nấu măng.
Trên đây lầ tất cả những thông tin cần thiết giúp bạn tránh bị ngộ độc khi ăn con rươi. Trong quá trình tham khảo thông tin, nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0919 484 361. Hoặc bạn cũng có thể comment phía dưới để chúng ta cùng thảo luận nhé!